CPA – Chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo cũng là hình thức quảng cáo tiềm năng với người bán hàng. Nếu bạn là một marketer hay tìm hiểu về lĩnh vực marketing thì chắc chắn phải biết đến thủ thuật này. Cùng tìm hiểu CPA và bí quyết tối ưu marketing hiệu quả trong bài viết này nhé!
CPA là gì ?
CPA viết tắt của cụm từ Cost Per Action, chi phí cần trả cho mô hình quảng cáo. Nhưng hoạt động quảng các đó có thể là form đăng ký mua hàng, các bước đăng ký tài khoản, cài đặt ứng dụng… Hình thức CPA marketing trong những năm trở lại đây được sử dụng phổ biến.
CPA trong Marketing có thể hiểu là hoạt động tiếp thị nhằm tới quyết định mua sắm của người dùng. Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành những khách hàng mục tiêu mang lại doanh số trực tiếp cho doanh nghiệp. Những quảng các CPA với nội dung sự hấp dẫn, nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và được tối ưu tốt sẽ kích thích ngườ dùng thực hiện hành vi mua hàng.
Khi doanh nghiệp thực hiện quảng các trực tuyến, CPA được đánh giá là hình thức hiệu quả cao nhất tính tới thời điểm hiện tại. Hơn thế, CPA còn đánh giá quan trong hơn CPC (tính lượt click) và CPM (tính lượt hiển thị website).
Công thức tính CPA
Doanh nghiệp sử dụng mô hình quảng cáo CPA trong hoạt động tiếp thị liên kết và chiến dịch quảng các các đơn vị. Trong liên kết Affiliate Marrketing, việc tính lới nhuận thêm nhận được ngoài CPI và CPL còn có CPS. Doanh nghiệp – người bán hàng áp dụng quảng các CPA tính theo công thức:
CPA = Tổng ngân sách quảng cáo/ số lượng hiển thị quảng các x CTR x CR
Trong đó :
CTR : chỉ số Click – Through – Rate – chỉ số nhất chuột vào quảng cáo.
CR : Conversion Rate, tỷ lệ chuyển đổi tính theo tỷ lệ số lượng khách hàng truy cập website với số lượng khách hàng thực của doanh nghiệp.
Công thức trên sẽ giúp bạn tính toán và đánh giá được hiệu quảng mua hàng một nhanh chóng thông qua CPA. Ngoaifra, căn cứ vào đó bạn quyết định được mô hình CPA cho doanh nghiệp hay không và đang mang đến hiệu quả như mong muốn hay không.Từ đó, có những biện pháp tối ưu về mặt chi phí và nội dung để tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Các hình thức của CPA trong Marketing
Thuộc về những mô hình quảng cáo trực tuyến hiệu quả, nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, doanh nghiệp. Đồng thời với việc phát triển mạnh mẽ trong hoạt động tiếp thị liên kết. CPA mang đến nhiều sự lựa chọn khác nhau về hình thức triển khai. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người lựa chọn quảng các CPA đến từ điều này. Theo ccos, có 4 hình thức CPA marketing mà bạn thường gặp.
CPL – Cost Per Lead : Như đã đề cập đến ở phần trên, CPL không chỉ là một thuận ngữ phổ biến trong quảng cáo CPL mà còn là một trong những hình thức rất “được lòng” người bán hàng. Trong hình thức này khách hàng tiềm năng sẽ thực hiện các hành vi chuyển đổi như đăng kỳ dùng thử, điền form, cung cấp thông tin,… đơn thuần mà chưa cần phải là thực hiện một hành vi mua sắm cụ thể nào đó.
CPI – Cost Per Install : Hình thức này được phát triển dành cho những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, ứng dụng đặc thù. Bởi Install có nghĩa là cài đặt, phục vụ trực tiếp cho các ứng dụng, nền tảng của các doanh nghiệp. Hiện nay, việc phát triển những “sản phẩm” đang có nhiều cơ hội và tiềm năng lớn.
CPS – Cost Per Sale : Hình thức này được hướng thẳng tới mục đích là bán hàng, doanh nghiệp sẽ chỉ phải thanh toán chi phí quảng cáo khi có người đặt mua sản phẩm, dịch vụ và trả tiền thành công mà thôi. Không phân biệt là thanh toán trực tuyến hay ship COD, chỉ khi người bán nhận được tiền từ đơn hàng đã đặt thông qua CPS thì mới được tính.
CPO – Cos Per Order : Cũng hướng đến mục đích bán hàng, nhưng CPO khác với CPS ở chỗ chỉ cần có khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng là bạn đã phải chi trả phí quảng cáo. Ngay cả khi sau đó họ hủy đơn thì số tiền cũng đã bị mất đi cho các đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo. Hay như trong tiếp thị liên kết, chỉ cần có người đặt hàng thông qua link bạn cung cấp là bạn đã nhận được hoa hồng.
Ưu, nhược điểm khi sử dụng CPA trong marketing
Quảng cáo CPA ngày càng nhiều doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn triển khai rông rãi, Hơn thế, nhiều đơn vị còn sẵn sàng chi một khoản ngân sách lớn cho hoạt động quảng cáo trực tuyến này. Tuy nhiên, bất kể một điều gì đi chăng nữa, dù sở hữu rất nhiều “điểm cổng” vượt trội nhưng trên một hay một vài khía cạnh nào vẫn sẽ có những hạn chế nhất định. Và quảng cáo CPA trong marketing cũng không phải một trường hợp ngoại lệ.
Vì vậy, khi đánh giá về mô hình quảng cáo này bạn cần phải nhìn nhận trên mọi khía cạnh để tránh đưa ra những nhận định mang tính chủ quan hay phiến diện. Đương nhiên, việc đánh giá ưu – nhược điểm của quảng cáo CPA trong marketing còn giúp bạn xây dựng một chiến dịch tối ưu nhất cho các mục tiêu cuối cùng của mình.
Ưu điểm của quảng cáo CPA trong marketing :
• Với các công thức tính toán rõ ràng, chi tiết nên doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểu soát được chi phí, hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo.
• Sau mỗi chiến dịch, bạn dễ dàng báo cáo, thống kê các chỉ số một cách chi tiết và chính xác.
• Khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và tỷ lệ chuyển đổi cao.
• Quảng cáo phụ thuộc vào hành vi thực hiện chuyển đổi cụ thể của khách hàng – nhắm chính xác vào những người có sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Nhược điểm của quảng cáo CPA trong marketing:
• Đòi hỏi các bạn phải thực sự am hiểu về marketing.
• Vì đo lường trên mỗi một hành động của khách hàng nên ngân sách bỏ ra là không nhỏ chút nào.
• Chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp có lượng khách hàng tiềm năng lớn, ổn định.
• Để thôi thúc khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi, buộc các nội dung của bạn phải thực sự hấp dẫn và lôi cuốn.
Bí quyết tối ưu hóa hiệu quả CPA trong marketing
Quảng cáo CPA đang được nhiều đơn vị triển khai và gặt hái được nhiều thành công, không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc “phủ sóng” thương hiệu, sản phẩm. Mô hình quảng cáo này còn hướng trực tiếp các mục tiêu và chuyển đổi, doanh số. Tuy nhiên, việc triển khai CPA trong marketing muốn “gặt hái” được những kết quả đúng mong đợi thì công sức, nguồn lực của bạn ra cũng phải cân xứng.
Nếu bạn muốn trở thành người chiến thắng trong “chiến dịch” này thì đừng bỏ qua những bí quyết siêu hiệu quả của chúng tôi sau đây:
Thúc đẩy tính tò mò và cảm xúc của khách hàng: Để khiến khách hàng thực hiện các hành vi chuyển đổi thì bạn cần phải thúc đẩy thành công tính tò mò và cảm xúc của họ. Bạn nên khéo léo đưa ra vấn đề, xây dựng các mẫu quảng cáo thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.
Đặt sự quan tâm cao vào tỷ lệ chuyển đổi: Phần lớn mọi người chỉ quan tâm vào tỷ lệ nhấp chuột, nhưng trên thực tế tỷ lệ chuyển đổi cũng là yếu tố quan trọng để nói lên sự thành công của một chiến dịch quảng cáp CPA. Ngoài việc, “thuyết phục” khách hàng thực hiện chuyển đổi thông qua nội dung thì doanh nghiệp cần phải chăm chút cho cả cả heading và subheading.
Điều chỉnh thời gian: CPA chỉ phát huy được tính hiệu quả khi bạn triển khai trong một quãng thời gian phù hợp. Nó không phải kiểu “ăn xổi”, mà chỉ cần triển khai sát nút sẽ đạt được các kết quả cao. Ví dụ, bạn chuẩn bị thực hiện một chiến dịch quảng cáo CPA cho hoạt động kỉ niệm thành lập của mình. Tối thiểu bạn phải triển khai nó trước 7 ngày, thậm chí nhiều đơn vị còn là 1 tháng.