Mật độ từ khóa bao nhiêu là đủ cho Website
Khi làm SEO, đã bao giờ bạn thắc mắc rằng mật độ từ khóa bao nhiêu là đủ cho Website chưa ? Hoặc bạn sẽ nghĩ chèn nhiều từ khóa càng tốt cho bài viết. Thế nhưng không phải chứ chèn nhiều từ khóa là tốt. Khi bạn thực hiện hành vi chèn từ khóa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị đánh vào lỗi spam và có thể bị Google phạt. Hãy cùng Webnganh.vn tìm hiểu xem mật độ từ khóa bao nhiêu là đủ cho Website nhé ! 1. Mật độ từ khóa trong Website là gì ? Mật độ từ khóa trong Website hay còn gọi là Keyword Density là tần suất lặp lại của từ khóa trong một bài viết cụ thể. Từ khóa sẽ bao gồm từ khóa chính, từ khóa phụ,…Mật độ từ khóa sẽ được tính toán theo nhiều công thức khác nhau để đưa ra một con số thích hợp. 2. Cách tính mật độ từ khóa trong Website Khi bạn muốn nội dung của bạn được tối ưu một cách tốt nhất thì không thể không tính tới mật độ từ khóa trong Website. Từ khóa ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng Website và lưu lượng truy cập tự nhiên nên bạn cần lưu ý về vấn đề này. Để tính ra chính xác mật độ từ khóa trong Website bạn cần liệt kê đầy đủ các yếu tố như: + Xác định từ khóa chính được sử dụng + Đếm số từ khóa được lặp lại có trong nội dung Sau đó thực hiện công thức chia số lần từ khóa xuất hiện trên tổng số từ có trong nội dung và nhân với 100. Bạn sẽ tính ra % mật độ từ khóa được lặp lại trong bài viết. Đây là tiêu chí để xem xét mật độ từ khóa đã ổn hay chưa 3. Mật độ từ khóa bao nhiêu là đủ cho Website Thông thường, sẽ không có một mức chung để xem đánh giá mật độ từ khóa bao nhiêu là ổn với Website. Mà đi kèm với nó phải tạo ra nội dung có chất lượng, tần suất lặp lại của từ khóa được nhiều chuyên gia đánh giá là không thực sự quan trọng. Chỉ cần đặt nó đúng vị trí hợp lý sẽ tạo ra được sự khác biệt đối với các nội dung khác. Một số lưu ý khi đặt từ khóa các bạn có thể tham khảo như: + Ở vị trí quan trọng: Từ khóa nên đặt ở thẻ tiêu đề tốt nhất là nên đầu tiêu đề và vị trí gần nhất với bài viết. Đồng thời nên phân chia từ khóa trải dài đầy đủ trong nội dung bài viết + Ở các vị trí ít quan trọng hơn: cụ thể thẻ H1, H2,..URL, Meta Description, Alt ảnh cũng nên chứa từ khóa Trong tiêu đề bài viết, thẻ Meta Description, URL,…từ khóa chính chỉ nên […]
Những thuật toán cơ bản của Google mà bạn cần biết
Để tạo ra gia tăng trải nghiệm sử dụng và hướng đến độ thân thiện từ những Website đến người dùng. Công cụ tìm kiếm Google đã tạo ra các thuật toán. Với những trang Web không kịp update, nắm bắt cách vận hành của thuật toán sẽ dễ bị tụt thứ hạng tìm kiếm, giảm chất lượng SEO. Thuật toán của Google sẽ giúp chọn lọc Website, đẩy các nội dung có giá trị cho người dùng dựa trên việc phân tích dữ liệu từ Website. Mỗi khi thuật toán Google được cập nhật sẽ tạo ra những thay đổi lớn chi sau 1 đêm. Cùng Webnganh.vn tìm hiểu ngay những thuật toán cơ bản của Google mà bạn cần biết. 1. Thuật toán Google Panda Đây là một trong những thuật toán cơ bản nhất của Google. Được cho ra mắt vào ngày 24 tháng 2 năm 2011. Mục đích của thuật toán này là giúp những trang Web chất lượng gia tăng thứ hạng. Song song với đó là giảm xếp hạng (áp đặt lệnh phạt) cho những trang Web có nội dung kém chất lượng thông qua những tiêu chí đánh giá của thuật toán. Những trang Web được đánh giá là kém chất lượng thường có nội dung mỏng, dính đạo văn và có tính spam, nhồi nhét từ khóa. Cách tránh hình phạt từ thuật toán Panda: + Cần kiểm tra định kỳ nội dung các trang Web. Dựa theo các phần mềm check đạo văn để đảm bảo tính độc nhất của nội dung. + Kiểm tra và xử lý lỗi trùng lặp thẻ thẻ tiêu đề, nội dung, thẻ H1 + Tránh nhồi nhét từ khóa trong nội dung bài viết + Đảm bảo độ dài của bài viết (hơn 700 từ) và đảm bảo nội dung mang đến giá trị cho người đọc. 2. Thuật toán Google Hummingbird Đây là thuật toán cơ bản của Google được ra mắt vào ngày 30 tháng 8 năm 2013. Thuật toán dùng để xử lý các từ khóa có đuôi dài (Longtail Keyword) dựa theo hành vi tìm kiếm của người dùng để trả về những kết quả chính xác. Đây là thuật toán có khả năng phân tích chính xác ý nghĩa của từ khóa để đem đến kết quả cho người dùng. Cách để nâng cao thứ hạng tìm kiếm dựa trên Google Humming Bird + Hướng đến với khách hàng bằng việc xây dựng nội dung chuẩn SEO + Đảm bảo nội dung được sản xuất có chứa đa dạng từ khóa để gia tăng khả năng cải thiện thứ hạng + Sử dụng các từ khóa dễ hiểu và thân thiện với người dùng + Xây dựng Website thân thiện với người dùng. Đảm bảo tối ưu hình ảnh cũng như nội dung chuẩn SEO để mang đến giá trị hữu ích + Đảm bảo chất lượng từ khóa phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng 3. […]
Cách ứng dụng Google Trend để làm content SEO hiệu quả
Khi bạn tạo một nội dung có từ khóa lỗi thời, người dùng sẽ không còn quan tâm đến bài viết của bạn nữa. Hệ quả của việc này sẽ làm cho trang Web của bạn hạn chế lưu lượng truy cập, giảm thời gian ở lại Website của người dùng và tệ hơn là trang Web bị giảm thứ hạng tìm kiếm. Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề này ? Câu trả lời là hãy sử dụng công cụ Google Trend. Cùng đến ngay bài viết “Cách ứng dụng Google Trend để làm Content SEO hiệu quả” của Webnganh.vn nhé ! 1. Google Trend (Google xu hướng) là gì ? Là một công cụ tìm kiếm được phát triển bởi Google cho phép người dùng tìm kiếm trực tuyến về từ khóa, tần suất từ khóa, chủ đề xu hướng trong một khoảng thời gian cụ thể. Công cụ này hoạt động dựa theo phân tích hành vi tìm kiếm của người dùng để tính toán lượng từ khóa, cụm từ khóa được tìm kiếm trên Google. Google Trend được đánh giá là hoạt động chính xác nhờ không cho phép phân tích các từ khóa tìm kiếm được lặp lại từ 1 người trong khoảng thời gian ngắn. Ứng dụng Google Trend để làm content SEO là một trong những cách làm hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. 2. Lợi ích từ Google Trend mang lại cho người dùng + Giúp nắm bắt xu hướng: Năm bắt xu hướng là một việc quan trọng trong Content. Bằng việc ứng dụng Google Trend sẽ giúp người dùng tạo ra những nội dung hấp dẫn, phù hợp với xu hướng tìm kiếm. Giúp người dùng đo lượng về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo cũng như sự phát triển trong chu kì của sản phẩm. + Lựa chọn từ khóa hiệu quả: Bằng việc ứng dụng Google Trend, công cụ này sẽ giúp bạn tìm ra những từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều nhất. Đem đến cho bạn những từ khóa hot trend để tạo ra những nội dung mà số đông đang quan tâm. Từ đó giúp Website của bạn thu hút Traffic hiệu quả. + Tìm kiếm khu vực quan tâm đến từ khóa: Google Trend sẽ giúp người dùng tìm ra những địa điểm, khu vực có sự quan tâm nhiều đến từ khóa. Nhờ vậy, bạn có thể biết được khách hàng tiềm năng của bạn ở đâu để khai thác đem về hiệu quả trong kinh doanh. 3. Cách ứng dụng Google Trend để làm Content SEO hiệu quả 3.1. Tìm kiếm từ khóa xu hướng theo mùa Có một vài loại từ khóa sẽ có xu hướng gia tăng lượng tìm kiếm theo mùa hay còn gọi là Season Trends. Bằng việc ứng dụng Google Trend, bạn có thể biết được những từ khóa thu hút số đông trong khoảng thời gian nhất định. Giúp […]
CTR là gì ? Cách tăng chỉ số CTR hiệu quả trong SEO mới nhất
CTR là một trong những chỉ số quan trọng trong quá trình xây dựng Website. Là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong Marketing Online. Giúp người dùng có thể đo lường cũng như nắm bắt những chiến dịch Marketing hiệu quả để đưa ra những phương án phù hợp nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Một yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số CTR đó là thứ hạng của Website. Website có thứ hạng càng cao thì tỷ lệ Organic Traffic càng cao Nhờ vậy CTR cũng sẽ tăng theo. Vậy chỉ số CTR là gì ? Vai trò cũng như cách tăng chỉ số CTR hiệu quả trong SEO ra sao ? Mời bạn cùng đọc qua bài viết bên dưới của Webnganh.vn nhé ! 1. Chỉ số CTR là gì ? Chỉ số CTR hay còn gọi là Click Through Rate được hiểu là tỷ lệ nhấp hay click chuột. Đây là một chỉ số được dùng nhiều trong các chiến dịch quảng cáo, kế hoạch SEO. Giúp đo lường tỷ lệ nhấp vào dựa trên số lần hiển thị của các chiến dịch Marketing (quảng cáo, SEO). CTR càng cao thì chứng tỏ bài viết, quảng cáo và chiến dịch SEO từ khóa của bạn đang mang lại hiệu quả. Nếu CTR có tỷ lệ thấp thì chiến dịch Marketing đang không mang lại hiệu quả cao, cần đưa ra những phương án khắc phục để gia tăng chỉ số CTR. Một số định nghĩa CTR mà bạn nên biết: + CTR SEO: Tỷ lệ người dùng click vào đường link trên số lần đường link đó được hiển thị + CTR Facebook Ads: Tỷ lệ khách hàng Click vào chiến dịch quảng cáo hiển thị trên Facebook + CTR Google Ads: Tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo hiển thị trên Google 2. Vai trò của chỉ số CTR trong SEO Chỉ số CTR sẽ phản ánh số liệu người dùng nhìn thấy kết quả hiển thị của trang Web và số người nhấp chuột vào trang thông qua đường link. Ví dụ: Những đường link của Website được hiển thị trên Google và có 19% số người nhìn thấy sau đó nhấp chuột để truy cập vào trang thì chỉ số CTR sẽ là 19%. Vị trí xếp hạng Website càng cao thì tỷ lệ CTR cũng khác nhau (có xu hướng là tỷ lệ thuận với xếp hạng Website trên Google) 3. Công thức tính chỉ số CTR trong SEO Chỉ số CTR trong SEO = Tổng số lượt người dùng nhấp vào đường link/Tổng số lần hiển thị của đường link. 4. Cách tăng chỉ số CTR hiệu quả trong SEO Một số cách hiệu quả có thể giúp tăng chỉ số CTR hiệu quả trong SEO có thể kể đến như: 4.1. Sử dụng từ khóa đuôi dài ( Long-tail Keyword) Đây là loại từ khóa đuôi dài có trên 3 từ. Việc gia tăng sử dụng từ khóa […]
Traffic là gì ? Nó có quan trọng đối với website hay không ?
Đối với những người làm SEO, Traffic là một thuật ngữ rất quan trọng và dường như không thể thiếu đối với Website nói riêng và Marketing Online nói chung. “Có Traffic là có tất cả” câu nói cho ta thấy được tầm quan trọng của nó đến với các chiến dịch Marketing. Vậy Traffic là gì ? Tầm ảnh hưởng của nó đối với Website ra sao ? Hãy cùng Webnganh tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết phía bên dưới nhé ! 1. Traffic trong Website là gì ? Traffic là lưu lượng truy cập của Website (thuật ngữ dùng để chỉ số lượng người truy cập và hoạt động trên 1 trang Web). Một Website có nhiều traffic đồng nghĩa với việc nó được biết đến rộng rãi hơn. Càng có nhiều Traffic, Website đó càng dễ kiếm được tiền thậm chí là rất nhiều tiền. Ngoài ra, Traffic còn giúp cho doanh nghiệp theo dõi, nghiên cứu thị trường và hành vi của người dùng. Mỗi Website sẽ có một lượng Traffic khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của Website đó. 2. Traffic có quan trọng đối với Website không ? Câu trả lời là: Traffic rất quan trọng với Website. Nó là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với Website và là mục tiêu của nhiều người làm SEO hướng tới. Nó giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm, giúp tăng doanh thu, tăng độ nhận dạng thương hiệu,… Những Website bán hàng có lượng lớn Traffic thì mức doanh thu của họ luôn cao hơn so với các Website có ít lượng Traffic hơn. Thông thường thì những trang báo điện tử luôn có lượng lớn Traffic hơn những Website bán hàng thông thường. Vì những trang báo luôn tìm kiếm những tin tức giật gân, mới mẻ để thu hút người truy cập nhiều hơn. 3. Có bao nhiêu loại Traffic ? Người trong ngành phân chia Traffic tổng cộng có 6 loại khác nhau, chúng được liệt kê như sau: + Referral Traffic (Lưu lượng truy cập giới thiệu): Là những lưu lượng từ backlink (Trang giới thiệu) đổ về trang đích. Chẳng hạn như: Khi bạn lướt một bài review về sản phẩm, phía dưới bài viết có một đường link. Bạn nhấp vào đường link ấy thì lập tức bạn được chuyển thẳng đến Website bán sản phẩm mà bạn đã xem qua review. Đây chính là Referral Traffic. + Social Traffic (lưu lượng truy cập từ mạng xã hội): Là những Traffic đến từ các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,…Những mạng xã hội này sẽ điều hướng người dùng đến với website của bạn. Đây được xem là lượng traffic chất lượng cho website dành cho Website + Direct Traffic (Lưu lượng truy cập trực tiếp): Đây là những lưu lượng truy cập trực tiếp vào Website thông qua việc gõ URL trên thanh tìm kiếm. Đây là hình […]
Link là gì ? Những thứ về Link mà bạn cần biết nếu muốn làm SEO
Là một người đang tìm hiểu về Digital Marketing. Bạn ắt hẳn sẽ có vài lần được nghe đến hoặc nhìn thấy từ “link”. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi trên internet, có vai trò quan trọng giúp kết nối các trang trong cùng một Website hoặc kết nối các trang thuộc Website. Vậy Link là gì ? Những thứ về Link mà bạn cần phải biết nếu muốn làm SEO ? Hãy cùng Webnganh tham khảo chủ đề này nhé ! 1. Link (đường liên kết) là gì ? Link nói dễ hiểu là một công cụ cho phép người dùng có thể sử dụng nó để làm cầu nối truy cập từ trang Web này đến trang Web kia trong cùng một Website hoặc nối từ trang Web này đến trang Web kia thuộc Website khác. Không quan trọng là bạn sử dụng trình duyệt nào, Link cũng sẽ giúp bạn dễ dàng truy cập vào các trang Web khác nhau. Link được hiển thị bởi nhiều dạng khác nhau trên trang web. Nó có thể ở dưới dạng là Link được dán trực tiếp, Link dạng ảnh và dạng chữ. Nhưng nhìn chung tính năng của nó vẫn là dẫn người dùng đến với một trang Web khác có nội dung khác hoặc nội dung tương tự trước đó. 2. Có bao nhiêu loại link ? Có đến 4 loại link mà người làm SEO cần nắm rõ, tuy nhiên chỉ có 2 loại link chính là Internal Link (đường link liên kết nội bộ) và External Link (Đường Link liên kết bên ngoài Website). Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng loại Link thông qua các phần bên dưới nhé ! 2.1. Internal Link: Đây là liên kết nội bộ để chuyển người dùng từ trang Web này đến trang Web khác có nội dung tương tự hoặc khác nhau trên cùng một Website. Nó giúp giữ chân người truy cập lâu hơn khi ở đó họ có thể khám phá được những nội dung thú vị của Website. Trong Internal link có 2 loại chính là Navigation Internal Link và Contextual Internal Link. + Navigation Internal Link có tác dụng điều hướng người dùng đến những sản phẩm mà họ đang tìm kiếm trên Website. + Contextual Internal Link có tác dụng đưa người dùng đến các nội dung có liên quan trong bài viết của Website để họ tiếp tục tìm hiểu 2.2. External Link: Đây là một liên kết để chuyển người dùng từ Website này đến Website khác. Nó sẽ bao gồm 2 loại là Inbound Link và Outbound Link (đây đều là những liên kết quan trọng dành cho người làm SEO giúp tối ưu thứ hạng Website). + Inbound Link: Được gọi với cái tên khác là Backlink. Là những loại liên kết được đặt ở các Website khác nhằm trỏ về Website của bạn. Nếu muốn gia tăng thứ hạng tìm kiếm và độ nhận dạng thương hiệu […]
Quản trị và chăm sóc website chuẩn SEO Hải Phòng
Quản trị và chăm sóc website chuẩn SEO là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng bắt buộc phải làm đối với những đơn vị kinh doanh đang sở hữu Website. Các công việc này bao gồm xây dựng, bảo trì, liên tục cập nhật các nội dung mà người dùng quan tâm. Nhờ đó, công việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn. Khách hàng có xu hướng ở lại lâu hơn và quay lại vào những lần sau để chọn mua những sản phẩm, dịch vụ trên Website mà họ có cảm tình. Việc quản trị và chăm sóc Website chuẩn SEO tại Hải Phòng cũng không ngoại lệ. Hòa mình với với sự phát triển chung của các mảng kinh doanh cả nước, ở Hải Phòng ngày càng xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh đầu tư rất nhiều vào Website của mình, làm cho nó trở nên chuyên nghiệp hơn. Từ đó cải thiện được thứ hạng của trang Web trên thanh công cụ tìm kiếm. Giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng và doanh thu của doanh nghiệp. Trong bài viết này. hãy cùng Webnganh tìm hiểu về chủ đề “Quản trị và chăm sóc Website chuẩn SEO Hải Phòng” nhé ! Quản trị và chăm sóc Website chuẩn SEO là gì ? Quản trị và chăm sóc Website chuẩn SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu trang web nhằm nâng cao thứ hạng trên các thanh công cụ tìm kiếm như: Google, Cốc Cốc,…Nó bao gồm quá trình tạo nội dung, chỉnh sửa, cập nhật các nội dung phù hợp, kiểm tra và theo dõi những lỗi phát sinh khi Google cập nhật thuật toán. Công việc này giúp tối ưu trải nghiệm người dùng để hướng đến khách hàng nhiều hơn. Ngoài ra, quản trị và chăm sóc Website còn kiêm thêm công việc quảng bá Website để giúp tiếp cận đến nhiều người trong cùng một thời điểm. Quy trình quản trị và chăm sóc Website chuẩn SEO Quy trình sẽ bao gồm những bước sau đây: + Quản trị các nội dung của Website: Những nội dung được tạo ra chuẩn SEO, phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như: Bài viết, hình ảnh, video,…Xuyên suốt cả quá trình để đảm bảo sử dụng từ khóa hợp lý và tương đồng với nội dung trang Website. + Bảo hành, bảo trì các hoạt động của Website: Đó là những hoạt động nhằm đảm bảo sự duy trì ổn định của Website để giúp thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm được cải thiện. Ngoài ra còn giúp Website cập nhật thêm các thông tin cần thiết để việc sử dụng của khách hàng diễn ra dễ dàng hơn bao giờ hết. + Tiến hành theo dõi hoạt động của Website: Theo dõi chi tiết hoạt động kiêm luôn việc vận hành Website. Nhằm đảm bảo đưa ra hướng giải quyết kịp thời […]
Công việc làm Entity Stacking
Bạn đã được biết tới Social Entity và lợi ích của Social Entity qua “Lợi ích xây dựng Social Entity”. Entity Stacking là công việc tạo nên Social Entity. Vậy, Entity Stacking là công việc gì ? Gồm các bước tiến hành như thế nào? Đồng hành cùng Infinity qua bài viết sau: Công việc làm Entity Stacking Các công việc của Entity Stacking gồm: Xây dựng trang Social Profile với quy mô lớn, số lượng khoang 200-300 trang khác nhau cho cá nhân và doanh nghiệp. Tạo lập Google Map và Google Business Khai báo Schema cho doanh nghiệp Các thông tin liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp như logo, banner, hashtag, liên kết social…đều được đồng bộ hoá Đẩy mạnh index và blog 2.0 Các bước xây dựng mạng lưới Social netwoork (Entity Link Building) Để thương hiệu của đạt tới trình độ phủ sóng lớn nhất, bạn sẽ cần làm và liên kết Social network và Blog network với nhau. Chi tiết sau: Bước 1 : Tạo lập bộ thông tin (profile) doanh nghiệp hoặc của bạn : Thông tin doanh nghiệp: tạo lập các thông tin ngắn gọn , có sự “đồng nhất”, ghi dầy đủ các thông tin “định dạng” cần có như tên doanh nghiệp, giới thiệu ngắn gọn tiểu sử, tên người sáng lập, các nghành nghề hay dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ, đường link dẫn tới website của doanh nghiệp. Thông tin cá nhân: thực hiện tạo lậo thông tin cá nhân như tên, nơi sinh, ngành nghề, sáng lập hay chủ sở hữu của cái gì, nơi ở. Các thông tin về bạn trên các trang mạng xã hội bắt buộc phải đồng nhất, liên kết qua lại đặc biệt là có đường link dẫn tới website chính của bạn (trang chủ). Bước 2: Tiến hành đưa thông tin (profile) website của bạn lên các trang mạng xã hội phổ biến. Việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị khoảng 10 hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp (hay website) của bạn và ghi chú các thông tin doanh nghiệp lên hình ảnh đó. Các thao tác ghi chú thông tin như sau: Click chuột phải vào hình ảnh chọn “Properties” => Details sau đó điền thông số vào các mục : Title, subject, rating (5*), tag, comment, Authors, copyright cuối là apply và lưu lại. Đưa các hình ảnh này lên trang: geotag.online thêm kinh độ, vĩ độ cho hình ảnh (địa chỉ công ty, doanh nghiệp hay cơ sở của bạn). Đây là bước xử lí hình ảnh, chúng ta sẽ sử dụng những hình ảnh này để xây dựng trang about (giới thiệu) trên website của bản và sử dụng các hình ảnh này chó việc đăng kí google business, giới thiệu, đăng tải các bài viết trên các blog network, social network. Các mạng xã hội phổ biến hay blog cần […]
Lợi ích xây dựng Social Entity
Bạn làm Entity Seo thì Social là một kênh thông tin quan trọng mà bạn cần biết đến, social entity – chức năng build nền tảng offpage, tạo trust, phủ brand cho web với search engine. Và social entity khi được index sẽ tạo ra một sức mạnh vô cùng lớn cho web. Social Entity Là một cách khai báo thông tin cá nhân hay thông tin của một tổ chức trên mạng xã hội Facebook, Twitter, Linkkedin,… Chi tiết: Entity chính là định danh bản quyền cho một website trên các phương tiện điện tử. Business Entity có nhiệm vụ xác thực cho doanh nghiệp đã hiện diện trên phương tiện điện tử mà còn phải đang hoạt động trong cuộc sống thực tế. Lợi ích của xây dựng Social Entity Entity chính thức ra mắt với thế giới năm 2013 nhưng với Việt Nam thì Entity vẫn là một khái niệm đầy mới mẻ trên thị trường SEO Việt. Thậm chí, khi biết sự hiện diện của Entity nhưng vẫn có tới ~89% các website trên các phương tiện điện tử toàn cầu triển khai không đúng kĩ thuật. Do vậy, có thể thấy Entity là một phương pháp SEO đầy tiềm năng, triển vọng hiện nay. Kèm theo đó là những lợi ích về kỹ thuật xây dựng Entity trong SEO đem lại: Thúc đẩy mạnh mẽ các từ khoá tổng thể trên website, đặc biệt là URL khi được triển khai Entity Thời gian triển khai trong khoảng 15 – 45 ngày giúp giảm bớt nhiều chi phí nhưng hiệu quả lại tăng cao hơn so với các phương pháp đi link thông thường Xây dựng Entity tạo lập lòng tin với Google trên toàn domain tránh tình trạng bị đối thủ đi link bẩn hay bị Google phạt Hỗ trợ các website khi bị Google phạt khôi phục traffic một cách nhanh chóng và hiệu quả Nhanh chóng tăng TRUST site đồng thời tăng các chỉ số đánh giá độ uy tín như DR, UR, DA, PA, TF, CF Thương hiệu website sẽ được phủ sóng khắp các trang mxh Xây dựng thương hiệu riêng (Entity) : mỗi một real website, real business hoàn thành quá trình xây dựng một website đều đem chúng đặt lên các fanpages, các trang mxh để thu hút được nhiều người quan tâm. Chẳng một ai muốn tên thương hiệu của mình đã có người đăng kí trước. Bạn sẽ nghĩ sao khi bạn tìm kiếm trên google nhưng google lại đề xuất các page mạng xã hội khác thậm chí còn lên trên cả website của bạn? Ví như khi bạn search các brand lớn như LV, ROLEX,… bạn thấy họ phủ sóng khắp twitter, instagram,.. Còn thương hiệu của bạn thì sao? Đa dạng anchor text cho trang chủ: Gần như các link profile đều về trang chủ, như một trong những cách white hat để có những anchor brand, anchor URL. Trang chủ khi được SEO […]