Người làm marketing giỏi là có thể kết nối khách hàng và sản phẩm, và họ không thể bỏ qua mô hình marketing 4C. Mô hình 4C đã và đang tạo nên nhiều đột phá trong giải pháp markteing hiện nay. Vậy mô hình marketing 4C có gì đặc biệt, ứng dụng, triển khai mô hình 4C trong doanh nghiệp sẽ như thế nào? Hiệu quả ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Marketing 4C là gì ?
Được xem là giải pháp marketing hiệu qua. Bao gồm :
- Customer Solutions – Convenience – Customer cost – Cummunication ( Giải pháp dành cho khách hàng – Sự tiện lợi, thuận tiện – Khoản chi phí khách hàng chi trả – cách thức giao tiếp, truyền thông sản phẩm ).
Mô hình 4C marketing là kết quả của việc mở rộng, phát triên mô hifng 4P của Robert F.Lauterborn. Ông đã phát triên và ứng dụng mô hình này từ năm 1990. Từ đó, tạo ra các giải pháp marketing hiệu quả, giúp kết nối khách hàng với doanh nghiệp và sản phẩm.
4C marketing tập trung vào nhu cầu khách hàng, đặt khách hàng là yếu tố tiên quyết trong mọi tôn chỉ và hoạt động kinh doanh. Trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp khi ứng dụng mô hình 4C sẽ có ý thức về insight khách hàng để có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng.
Vì sao 4C marketing lại là phương pháp hiệu ?
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi áp dụng 4C đều không thể phủ nhận được những lợi ích mà nó mang lại :
- 4C là tiêu chí quan trọng nhất hỗ trợ quá trình thiết lập kế hoạch và đánh giá chiến lực marketing. Nhờ mô hình 4C mà các marketer có những điều chỉnh trong việc tối ưu hóa chiến lực của mình.
- 4C phân tích thương hiệu, nhận diện khách hàng. Giúp người làm marketing hiểu rõ quan điểm, về sở thích, nguyên tắc của thương hiệu và khách hàng. 4C trở thành cầu nối kết doanh nghiệp với những đối tượng khách hàng cụ thể.
- Triển khai thành công mô hình 4C giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách trong quảng cáo, tiếp thị và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Thông kê cho thấ, các doanh nghiệp khi ứng dụng thành công 4C marketing đều có doanh số tăng đang kể, gấp 2, gấp 3 lần so với thời điểm không áp dụng 4C.
Cấu trúc mô hình 4C marketing
Để hình thành nên sự thành công của 4C marketing phải nói đến 4 yếu tố cấu thành :
Customer Solutions – giải pháp dành cho khách hàng
Doanh nghiệp cần hiểu được chân dung khách hàng mục tiêu và nhu cầu, mong muốn, sở thích, nỗi đau của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng và giải quyết những bế tắc của họ.
Với giải pháp khách hàng, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
- Khách hàng mục tiêu là ai?
- Chân dung khách hàng mục tiêu (sở thích, tính cách, khả năng kinh tế,..) ra sao?
- Nhu cầu và mong muốn cấp thiết nhất với khách hàng là gì?
- Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp giải quyết nhu cầu nào của khách hàng?
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm bạn đang sở hữu là gì?
- Đâu là yếu tố ngăn cản khách hàng chọn mua hàng hóa, dịch vụ của bạn?
Customer cost – Chi phí khách hàng phải trả
Đây là khoản chi phí khách hàng cần trả liên quá đến giá trị sản phẩm, đến mức độ sẵn lòng và số tiền khách hàng sẵn sàng bỏ ra để sở hữu sản phẩm/ dịch vụ.
Ngoài ra, customer cost có liên quan đến các chi phí phát sinh gồm chi phí giao hàng, chi phí đóng hàng, chi phí bảo quản hàng hóa,…
Doanh nghiệp muốn thành công và tăng lợi thế cạnh tranh thì bắt buộc cần phải đưa ra mức giá phù hợp nhưng không giảm lợi ích doanh nghiệp, không phải là “hét giá” nhưng vẫn cần đảm bảo, ưu tiên số 1 của khách hàng thay vì đối thủ.
Nghiên cứu giá của doanh nghiệp trong mô hình 4C được thực hiện dựa trên các câu hỏi sau:
- Đâu là tiêu chí mà doanh nghiệp đang sử dụng để định giá sản phẩm? Nguyên liệu làm ra, thời gian hay nhân lực?
- Tổng chi phí doanh nghiệp đã sử dụng để làm ra một sản phẩm là bao nhiêu?
- Đối thủ cạnh tranh đang để mức giá như thế nào?
- Lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu khi khấu hao tất cả chi phí ban đầu?
- Giá trị mà sản phẩm đem đến có phù hợp với “giá” mà khách hàng chi trả không?
Convenience – Sự tiện lợi sản phẩm mang lại
Sự tiện lợi của sản phẩm thường liên quan đến các yếu tố phân phố và bán hàng. Trong mô hình 4C marketing, yếu tố này được nhân lên đáng kể. Do sự tiên lợi của sản phẩm chính là yếu tố quan trong nhất quyết định lựa chọn của khách hàng.
Ở 4C, người mua hàng có thể tìm kiếm hàng hóa, sản phẩm tại các kênh bán hàng, từ kênh trực tiếp đến kênh Online.
Trong quá trình doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và đem sự thuận lợi đến cho khách hàng, doanh nghiệp cần trả lợi được các câu hỏi sau :
- Đâu là yếu tố cản trở khách hàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ?
- Phương pháp, cách thức giúp doanh nghiệp khắc phục sự bất tiện với khách hàng là gì?
- Các kênh bán trực tuyến của doanh nghiệp đã thật sự đạt hiệu quả hay chưa?
- Quy trình mua bán và thanh toán hàng hóa còn gặp phải khó khăn gì?
Communication – Giao tiếp hiệu quả với khách hàng
Yếu tố giao tiếp, truyền thông sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng – Communication nắm vai trò quyết định lớn đến hiệu suất và doanh số bán hàng.
Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng các kênh phân phối, kênh bán hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng hiện nay. Bên cạnh kinh doanh truyền thống, doanh nghieejpp cũng cần tiếp cận khách hàng qua các kênh social, hội nhóm, thương mại điện tử,… sẽ giúp tạo kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Để xây dựng được chiến lược 4C marketing hiệu quả với Communication, doanh nghiệp cần lên chiến lược rõ ràng bằng việc trở lời các câu hỏi sau :
- Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thường xuất hiện, quan tâm đến những kênh nào?
- Kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp đã tiếp cận được với các kênh bán hàng đó hay chưa?
- Tỉ lệ tương tác của khách hàng và các con số thống kê hiện tại đang phản ánh điều gì?
Đơn vị chuyên thiết kế app, website, hỗ trợ khách hàng chuyển đổi số INFNITY sẽ hỗ trợ bạn trong bán hàng, thanh toán, quản lý kho, báo cáo,… bằng việc sử dụng phần mềm đa tính năng có khả năng, có khả năng ghi lại thông tin khách hàng, mọi giao dịch tại cửa hàng để phục vụ cho việc báo cáo hoặc hỗ trợ bạn trong việc nghiên cứu hành vi khách hàng. Với những số liệu về lượng hàng tồn kho, số liệu mặt hàng cũng như số lượng hàng hóa bán ra giúp bạn tìm được các lỗ hổng trong kinh doanh, từ đó đưa ra kết hoạch kinh doanh phù hợp. Với những số liệu về thông tin khách hàng và lịch sử mua hàng của khách hàng được lưu trên hệ thống còn giúp bạn xác định được đối tượng mục tiêu của từng loại sản phẩm cũng như hành vi, sở thích của đối tương đó.