Marketing online Tin tức

Những thuật ngữ thường dùng trong Facebook Ads

Những thuật ngữ thường dùng trong Facebook Ads 07 Th07

Thuật ngữ Facebook Ads giúp bạn tiếp thu kiến thức liên quan đến ngành quảng cáo nhanh chóng. Đông thời, nó cũng có thể giúp bạn biết cách thực hiện quảng cáo sao cho hiệu quả, tránh những rủi ro đang tiếc. Cùng tìm hiểu các thuật ngữ thường gặp trong Facebook Ads nhé!

Thuật ngữ Facebook cơ bản về Fanpage

Fanpage là một trong những kênh quảng cáo phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết những thuật ngữ cơ bản về quảng cáo của Fanpage. Dưới đây là danh sách những từ ngữ bạn cần biết

Potential Reach – Một cách dễ hiểu potential reach là số lượng khách hàng tiềm năng có thể thấy được mẫu quảng cáo của bạn. Facebook dựa vào hai yếu tố là ngân sách và nhóm đối tượng mục tiêu mà quảng cáo của bạn hướng tới để hiển thị con số này.

PlacementThuật ngữ Facebook này để chỉ vị trí mà quảng cáo của bạn sẽ hiển thị. Hiện nay, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội này sẽ được đặt tại ba vị trí gồm:

  • Newsfeed di động
  • Newsfeed máy tính
  • Cột phía bên phải của Newsfeed máy tính

 Newsfeed – Newsfeed là thuật ngữ dùng cho cả quảng cáo và người dùng Facebook bình thường. Nói một cách dễ hiểu thì Newsfeed dùng để chỉ bản tin trên tường của người dùng từ các tài khoản của bạn bè, người thân trên mạng xã hội. Bên cạnh đó cũng sẽ xuất hiện các tin quảng cáo từ các Fanpage mà người dùng theo dõi.

Page EngagementThuật ngữ Facebook này hiện nay cực kỳ phổ biến để chỉ lượt tương tác của người dùng trên các mẫu quảng cáo. Các tương tác này gồm có like, comment, share, ấn “Đọc tiếp”, lượt xem video,… Page Engagement càng cao thì quảng cáo đó càng hiệu quả, khả năng có được khách hàng tiềm năng rất cao.

Post EngagementThuật ngữ Facebook này để chỉ những hành động mà người dùng thực hiện trên mẫu quảng cáo. Ví dụ với những mẫu quảng cáo có gắn video, việc người dùng nhấn xem video được tính là một hành động. Nếu quảng cáo đó có gắn link tới web và người dùng nhấn vào để truy cập trang đích cụ thể thì được tính thêm một hành động nữa.

Page Like – Page Like để chỉ lượt Like trong quá trình chạy quảng cáo. Lượng yêu thích này tới từ hai hình thức đó là từ nút Like tại các bài viết quảng cáo hoặc từ nút Like theo dõi Fanpage. Chỉ số này càng lớn tức là quảng cáo của bạn nhận được sự quan tâm của nhiều người dùng.

Reach – Reach là thuật ngữ để chỉ số lượng người dùng nhìn thấy mẫu quảng cáo hay còn gọi là tiếp cận. Đối với quảng cáo tương tác, các lượt tiếp cận không bị tình phí. Việc tính phí sẽ xảy ra khi người dùng ấn vào quảng cáo.

Report – Report là báo cáo của quảng cáo được trả về trong và sau khi thực hiện chiến dịch. Các thông tin có trong report gồm số lượng hiển thị, tỷ lệ nhấp, giá thầu cho từng lượt tương tác,… Doanh nghiệp sẽ dựa vào các thông số này để xác định hiệu quả quảng cáo. Từ đó đưa ra những chiến lược mới để đạt được kết quả như mục tiêu đặt ra.

Result – Thuật ngữ Result để chỉ kết quả của chiến dịch quảng cáo dựa vào hành động cụ thể của người dùng. Để đánh giá được chỉ số này tốt hay không sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của từng quảng cáo đề ra là gì.

Thuật ngữ về chi phí quảng cáo Facebook

Chi phí quảng cáo Facebook là yếu tố được nhiều người quan tâm khi sử dụng hình thức này. Một số thuật ngữ cơ bản về chi phí quảng cáo bạn cần nhớ là CPA, CPM, CPC, average CPM, average CPC và cost per 1000 reached.

CPA – Viết tắt của Cost Per Action là phương thức tính chi phí quảng cáo bằng cách chuyển đổi. Nghĩa là bạn sẽ chỉ trả phí cho Facebook khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể với mẫu quảng cáo như để lại thông tin liên hệ, đặt hàng hoặc thanh toán.

CPM – Viết tắt từ Cost Per Mile, phương thức tính phí này theo lượt hiển thị. Khi chọn hình thức quảng cáo này, bạn sẽ phải trả phí cho 1000 lần hiển thị mẫu quảng cáo. Đồng thời, bạn cũng không cần quan tâm đến tương tác của người dùng thế nào.

Đi cùng với đó sẽ có thêm thuật ngữ gọi là average CPM tức là mức phí trung bình cho 1000 lần hiển thị quảng cáo. Mức giá này cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể của mỗi chiến dịch quảng cáo.

CPC – Hay có cách gọi là Cost Per Link, phương thức này sẽ tính phí dựa trên mỗi tương tác của người dùng với mẫu quảng cáo. Cụ thể là khi người dùng like, share, nhấn đọc, comment,… là Facebook đã bắt đầu tính phí quảng cáo. Bên cạnh đó còn có thêm thuật ngữ average CPC để chỉ mức giá trung bình nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lượt tương tác của người dùng vào quảng cáo.

Cost per 1000 reached – Chỉ mức phí mà nhà quảng cáo đã chi trả cho 1000 lần hiển thị duy nhất của quảng cáo. Bạn cần phân biệt thuật ngữ này với CPM, với CPM mức phí trả cho 1000 lần quảng cáo tính trong cả một chiến dịch. Nếu chiến dịch kéo dài sẽ có rất nhiều đợt “1000 lần hiển thị”.

Thuật ngữ liên quan tới giá thầu quảng cáo của Facebook

Giá thầu quảng cáo cũng là yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm bên cạnh chi phí. Thuật ngữ Facebook về giá thầu gồm bid và price.

Bid – Là giá thầu của Facebook, đây là mức giá cao nhất doanh nghiệp quảng cáo chấp nhận trả cho 1000 lần hiển thị quảng cáo, 1 lượt tương tác hoặc 1 chuyển đổi được tạo ra từ quảng cáo. Bạn có thể đặt giá thầu quảng cáo này ở phần cài đặt “Ngân sách và lịch chạy” trong khi thiết lập chiến dịch.

Price – Là mức giá thật mà bạn trả cho Facebook dựa trên 1000 lần hiển thị, mỗi lượt tương tác hoặc từng chuyển đối của quảng cáo. Thực tế, price luôn thấp hơn mức giá thầu thực tế vì Facebook muốn thu hút được nhiều người dùng dịch vụ của mình.

Các thuật ngữ khác dành cho Facebook Ads

Bên cạnh các thuật ngữ Fanpage, chi phí quảng cáo và giá thầu thì Facebook còn nhiều thuật ngữ đơn lẻ khác được liệt kê dưới đây:

Voi – Là tên viết tắt của từ Invoice để chỉ tài khoản quảng cáo được Facebook cấp hạn mức tín dụng trong thanh toán. Bạn có thể hiểu đơn giản là tài khoản chạy quảng cáo thông thường sẽ bị giới hạn chi tiêu hằng ngày. Còn tài khoản Voi sẽ thực hiện chi tiêu liên tục cho tới khi hết hạn mức tín dụng.

Campaign Facebook – Thuật ngữ này để chỉ chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Theo đó, một tài khoản quảng cáo có thể tạo ra nhiều chiến dịch. Với mỗi chiến dịch bạn lại có thể tạo ra nhiều nhóm quảng cáo, mỗi nhóm này bạn có thể sử dụng nhiều mẫu quảng cáo khác nhau.

Chạy bùng quảng cáo – Đây là hiện tượng chạy Facebook Ads nhưng người dùng không trả tiền dịch vụ cho Facebook. Mỗi tài khoản quảng cáo chỉ được bùng tiền một lần duy nhất và sau đó sẽ bị khóa. Số lượng tiền bùng nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng tiền bạn đã chi ra để chạy quảng cáo Facebook trước đấy.

Target – Chỉ đối tượng mục tiêu của quảng cáo hướng đến. Hiện nay, Facebook đưa ra các tiêu chí như giới tính, độ tuổi, khu vực, sở thích và hành vi để giúp khoanh vùng nhóm đối tượng phù hợp với quảng cáo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nhóm đối tượng tương tự hoặc tùy chỉnh. Ưu điểm của nhóm này là sẽ sát với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp bạn cung cấp.

Account Facebook Ads – Là công cụ quan trọng giúp bạn thực hiện và quản lý chiến dịch quảng cáo. Nền tảng này hiện nay có hai loại là tài khoản Facebook cá nhân và tài khoản quảng cáo Facebook Business. Tốt nhất là bạn nên dùng tài khoản Facebook Business để được hưởng nhiều ưu đãi và chính sách hỗ trợ hơn.

Tài khoảng quảng cáo bị gắn cờ – Nhiều người mới chạy Facebook Ads vẫn chưa quen với thuật ngữ tài khoản bị gắn cờ. Cụm từ này để chỉ tài khoản quảng cáo đã bị khóa và không thể dùng để chạy quảng cáo nữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tài khoản bị gắn cờ như:

  • Vi phạm các chính sách cộng đồng hoặc chính sách quảng cáo.
  • Fanpage chạy quảng cáo có vấn đề như spam, mua like ảo,…
  • Quảng cáo bị nhiều người dùng báo cáo lên Facebook.

CTR – Chỉ tỷ lệ nhấp của người dùng vào mẫu quảng cáo. Công thức tính CTR = (Số lượt nhấp/ Số lượt hiển thị) x 100%. Chỉ số này thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng tới quảng cáo, khả năng chuyển đổi,… nên rất quan trọng với người làm quảng cáo.

Frequency – Chỉ tần suất hiển thị của quảng cáo với người dùng. Bạn có thể theo dõi chỉ số này ở trong “Trình quản lý quảng cáo”, nếu cột “Tần suất” ghi là 3.6 tức là quảng cáo của bạn đã hiển thị lặp lại 3 lần với cùng một khách hàng. Con số này càng lớn thì mức độ ghi nhớ của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ càng tốt.

PPE – Viết tắt của Page Post Engagement tức là chạy quảng cáo tăng tương tác. Mục đích chính của hình thức này là tối ưu lượng tương tác với bài đăng. Cụ thể là tối ưu lượt like, share, comment cho bài quảng cáo. Thuật toán Facebook sẽ hướng quảng cáo tới những người có thói quen tương tác trên mạng xã hội. Đồng thời, nó cũng dựa vào những yếu tố hành vi khác để tăng lượng tương tác từ nhóm đối tượng này.

Đơn vị chuyên thiết kế app, website, hỗ trợ khách hàng chuyển đổi số INFNITY sẽ hỗ trợ bạn trong bán hàng, thanh toán, quản lý kho, báo cáo,… bằng việc sử dụng phần mềm đa tính năng có khả năng, có khả năng ghi lại thông tin khách hàng, mọi giao dịch tại cửa hàng để phục vụ cho việc báo cáo hoặc hỗ trợ bạn trong việc nghiên cứu hành vi khách hàng. Với những số liệu về lượng hàng tồn kho, số liệu mặt hàng cũng như số lượng hàng hóa bán ra giúp bạn tìm được các lỗ hổng trong kinh doanh, từ đó đưa ra kết hoạch kinh doanh phù hợp. Với những số liệu về thông tin khách hàng và lịch sử mua hàng của khách hàng được lưu trên hệ thống còn giúp bạn xác định được đối tượng mục tiêu của từng loại sản phẩm cũng như hành vi, sở thích của đối tương đó.

Tư vấn - HCM

0965 21 86 96

Tư vấn - Tổng đài

07882 07882

Tư vấn - HP & HN

0339 682 696

Gửi yêu cầu

info@webnganh.vn
Đăng ký tư vấn
Dự án triển khai
07 882 07 882
Contact Me on Zalo

Miền Bắc

Contact Me on Zalo

Miền Nam