Thẻ mô tả trong website hay còn gọi là Meta Description là một trong những thành phần quan trọng cần có trong SEO. Nó góp phần vào việc thúc đẩy người dùng truy cập vào nội dung bài viết nhờ tính năng hiển thị kết quả trên công cụ tìm kiếm. Tối ưu hoá thẻ Meta Description sẽ phải đi song hành với việc tối ưu SEO onpage để Website đạt được thứ hạng cao trên Google. Vậy thẻ mô tả là gì ? Cũng như cách tối ưu thẻ mô tả để lên top Google ra sao ? Mời bạn cùng tham khảo bài viết bên dưới của webnganh nhé !
1. Thẻ mô tả của Website là gì ?
Thẻ mô tả hay còn gọi là Meta Description là thẻ HTML có nhiệm vụ tóm tắt nội dung của một trang Web. Là một đoạn văn ngắn có giới hạn dưới 160 ký tự xuất hiện ở phần dưới tiêu đề của trang trên kết quả tìm kiếm. Nội dung trong thẻ mô tả được khuyến khích nên có những từ khóa và được viết tóm tắt nội dung hấp dẫn người đọc. Đây là yếu tố quan trọng vì nó là một trong những nguyên nhân chính giúp người đọc click vào để xem nội dung bài viết trong trang Web. Nhờ thấy được nội dung của thẻ mô tả mà người dùng biết được những nội dung trong bài viết có liên quan đến nội dung mà họ tìm kiếm hay không. Từ đó ra quyết định truy cập vào Website.
2. Thẻ mô tả Website có vai trò như thế nào ?
Mặc dù đã không còn nằm trong danh sách những thành phần được đánh giá để xếp hạng trang Web nhưng thẻ mô tả giúp tăng tỷ lệ CTR của người dùng vào Website. Như đã nói ở trên, thẻ mô tả vẫn đóng vai trò quan trọng để giúp Website thu hút được lượng lớn người truy cập. Những nội dung được mô tả ngắn gọn và rõ ràng trong thẻ sẽ tóm lại những nội dung trong bài viết để người dùng có thể nắm bắt được ý chính. Nhờ đó, Website sẽ thu hút họ khi đánh trúng vào những điểm mà người dùng đang thắc mắc. Ngoài ra, đối với những từ khóa có độ cạnh tranh cao thì thẻ meta sẽ giúp người viết chèn thêm từ khóa khéo léo để hiển thị cho người xem. Từ đó mang đến sự cạnh tranh cho những đối thử khác về thứ hạng trên Google.
3. Cách tối ưu thẻ mô tả Website để lên top Google
Việc tối ưu thẻ mô tả Website sẽ không quá phức tạp nếu bạn tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Không viết vượt quá số ký tự mà Google cho phép
Để tối ưu thẻ mô tả Website, tiêu chí đầu tiên đó chính là không viết thẻ có độ dài vượt quá quy định của Google. Khi viết nội dung cho thẻ Meta Description thì bạn nên viết dưới 156 kí tự là tối ưu nhất. Vì đây là cách để đảm nội dung trên thẻ được hiển thị đầy đủ đến với người xem. Khi vượt quá số ký tự này, Google sẽ tự động bỏ bớt nội dung dư thừa và thay vào đó là dấu“…” trong thẻ mô tả. Hãy viết phần nội dung bạn cho là quan trọng nhất trong bài viết ở đầu thẻ mô tả để đảm bảo người xem thấy nó đầu tiên sau tiêu đề.
Khéo léo chèn từ khóa khi viết nội dung cho thẻ
Khi viết thẻ mô tả, bạn nên khéo léo chèn những từ khóa trong bài viết cho thẻ. Điều này sẽ làm cho cho nội dung của thẻ có từ khóa trùng với tiêu đề tạo sự logic cho người đọc. Điều này sẽ thúc đẩy họ nhấn vào bài viết để xem những nội dung bên trong. Từ đó giúp gia tăng lượng traffic tự nhiên cho trang web. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tóm tắt nội dung có trong bài một cách hấp dẫn để tạo ra sự thu hút
Đừng viết nội dung trùng lặp cho thẻ mô tả
Một lỗi nhỏ mà nhiều người mắc phải đó chính là viết nội dung của thẻ mô tả trùng lặp với nội dung của bài viết. Những nội dung với bài viết trong thẻ Meta Description tốt nhất là không nên trùng lặp với nhau. Việc viết trùng lặp sẽ gây ra sự nhàm chán đối với người xem. Từ đó khiến họ không có hứng thú để tiếp tục truy cập vào bài viết. Ngoài ra, điều này còn làm cho Website có thể bị phạt do luật của thuật toán đưa ra. Bạn cũng nên kèm theo lời kêu gọi hành động trong thẻ mô tả. Vì điều này sẽ làm gia tăng tỷ lệ người dùng nhấn vào bài viết để xem tiếp nội dung bên trong đó.
Sử dụng tên thương hiệu trong thẻ mô tả
Một yếu tố nữa để tối ưu thẻ mô tả Website đó chính là sử dụng tên thương hiệu trong Meta Description. Đây là cách đơn giản nhất để làm gia tăng độ nhận diện thương hiệu của người dùng với đơn vị triển khai. Bạn chỉ cần chèn ngắn gọn tên thương hiệu vào nội dung của thẻ để người dùng dễ ghi nhớ tên cùng với đó là nhận ra sự khác biệt của thương hiệu. Một khi yếu tố này làm thành công thì sẽ gia tăng tỷ lệ quay lại truy cập vào website của người dùng và khách hàng. Giúp lưu lượng truy cập được tăng trưởng bền vững.
4. Tổng kết
Có thể thấy, thẻ mô tả website hiện nay không được ưu tiên làm tiêu chí xếp hạng trang web nhưng nó vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Hy vọng qua những chia sẻ từ webnganh có thể giúp bạn biết thêm về những cách tối ưu thẻ mô tả Website một cách tốt nhất. Cùng với đó là giải đáp các thắc mắc xung quanh khái niệm về thẻ Meta Description. Nhờ vậy sẽ giúp cho bạn ứng dụng một cách phù hợp nhất trên trang web để đạt được kết quả mà mình mong muốn.
Hợp tác cùng INFINITY
Gửi đến niềm tin – Infinity là nhà phát triển ứng dụng, thiết kế app mobile chuyên nghiệp. Source Code được phát triển một cách linh hoạt, dễ dàng nâng cấp, các tính năng, giao diện app có thể thay đổi, phát triển thêm nhiều tính năng phù hợp với yêu cầu, mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Cam kết thời gian – Infinity luôn cam kết chất lượng sản phẩm mình tạo nên : từ tính bảo mật thông tin, vận hành ứng dụng đến hỗ trợ triển khai, định hướng phát triển.
Công Nghệ Infinity hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế và phát triển ứng dụng quản lý mobile :
✔️ Xây dựng & thiết kế ứng dụng quản lý mobile chạy trên thiết bị smartphone, máy tính bảng Android, IOS.
✔️ Thiết kế ứng dụng mobile quản lý chuyên nghiệp theo yêu cầu doanh nghiệp.
✔️ Chăm sóc và hỗ trợ 24/7 các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, sự cố xuất hiện khi doanh nghiệp sử dụng app mobile do Infinity thiết kế.