Lợi ích mà Webflow mang lại cho lĩnh vực thiết kế web
Muốn xây dựng một trang web, hầu hết các doanh nghiệp các doanh nghiệp đến tìm đến những công cụ để có thể tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh lớn nhỏ. Tuy nhiên, nhiều công cụ xây dựng web có dạng tương tự. Webflow là gì ? Webflow là nền tảng thiết kế và phát triển web không cần viết mã lệnh (no code), nó cho phép người dùng tự tạo website từ chỉnh sửa trực quan dưới dạng kéo và thả. Giống với CMS khác, Webflow cho phép người dùng chỉnh sửa giao diện mẫu có sẵn thành trang web của riêng mình, tự tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Hặc tự thiết kế website theo ý tưởng cá nhân mà không cần thông qua Templates. Lợi ích Webflow với lĩnh vực thiết kế web Cung cấp các mẫu thiết kế đa dạng, độc đáo và hiện đại, cho phép bạn có thể tùy ú tùy chỉnh trang web sao cho phù hợp với phong cách và mục đích sử dụng của mình. Giao diện người dùng UI mượt mà với bảng điều khiển linh hoạt giúp bạn dễ dàng thiết kế, tùy chỉnh cũng như quản lý website của mình. Tạo ra mã sạch và xuất web một cách trơn tru sau khi đã thiết kế web. Người sử dụng Webflow có thể dễ dàng sáng tạo các thiết kế web của mình bằng những template có sẵn. Có thể lựa chọn làm việc với một khung sườn có sẵn hoặc bắt đầu từ bản vẽ trắng tùy theo nhu cầu, mong muốn, sở thích hoặc mục đích sử dụng. Webflow cho phép kiểm soát một cách chi tiết các loại hình động cũng như phong cách của trang web với sự hỗ trợ của các quy trình quản lý CSS và JS nâng cao. Người dùng có thể gõ bất kỳ loại nội dung tĩnh hoặc động, từ các blog, bài giảng, các đội nhóm hay các bài nghiên cứu, đánh giá,… một cách dễ dàng nhờ việc tích hợp CMS với trình xây dựng nội dung. Hợp tác cùng INFINITY Gửi đến niềm tin – Infinity là nhà phát triển ứng dụng, thiết kế app mobile chuyên nghiệp. Source Code được phát triển một cách linh hoạt, dễ dàng nâng cấp, các tính năng, giao diện app có thể thay đổi, phát triển thêm nhiều tính năng phù hợp với yêu cầu, mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cam kết thời gian – Infinity luôn cam kết chất lượng sản phẩm mình tạo nên : từ tính bảo mật thông tin, vận hành ứng dụng đến hỗ trợ triển khai, định hướng phát triển. Công Nghệ Infinity hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế và phát triển ứng dụng quản lý mobile : ✔️ Xây dựng & thiết kế ứng dụng quản lý mobile chạy trên thiết bị smartphone, máy tính bảng Android, IOS. ✔️ Thiết kế ứng dụng mobile quản […]
Cách lập IMC plan để hoạt động kinh doanh hiệu quả
IMC plan – Chiến lược marketing phổ biến được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng và đạt được thành công. Nhưng cụ thể IMC plan là gì và đâu là các bước để thực hiện hiệu quả chiến lược truyền thông marketing tích hợp này? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! IMC Plan là gì ? IMC viết tắt của cụm từ Integrated Marketing Communcation, được biết đến là chiến lược truyền thông tích hợp trong kinh doanh. Cụ thể, IMC là sự kết hợp giữa các chiến lược tiếp thị, quảng cáo cùng các hoạt động truyền thông giúp chiến lược marketing của doanh nghiệp trở nên chặt chẽ và hiệu quả hơn. Đây là cách các marketer đưa phẩm/ dịch vụ vào quảng cáo qa các thông điệp hay slogan giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Chiến lược truyền thông tích hợp hay IMC Plan thường được thực hiện trên nhiều kênh truyền thông khác nhau giúp khuếch tán đại hiệu quả có thể đạt được. Để có thể tiếp cận tối đa đối tượng khách hàng mong muốn thông qua các chiến lược truyền thông : Advertising – Quảng cáo Direct Marketing – Marketing trực tuyến Sale Promotion – Khuyến mại Public relations – Quan hệ công chúng Personal – Bán hàng cá nhân Mỗi chiến lược truyền thông tích hợp sẽ có điểm mạnh và yếu khác nhau tùy thuộc vào đối tượng khách hàng cũng như mục đích mà doanh nghiệp hướng đến. Do đó, khi đã xác định được các đặc điểm nhân khẩu học hay hành vi khách hàng, doanh nghiệp nên nhắc lựa chọn các chiến lược phù hợp với từng mục đích doanh nghiệp hướng đến. Lợi ích khi thực hiện IMC Plan mang đến cho chiến dịch marketing doanh nghiệp Tiếp cận tối đa các đối tượng khách hàng Ở các chiến lược marketing thông thường, bạn thường chỉ có thể tiếp cận với một hoặc một vài nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy vậy, chiến lược IMC sẽ là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận tối đa các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình thông qua sự kết hợp của nhiều công cụ, kênh quảng cáo, truyền thông. Chiến lược truyền thông tích hợp sẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp ở cả các kênh online và offline. Việc tiếp cận nhiều nhóm khách hàng rộng rãi, không bỏ sót khách hàng tiềm năng của mình sẽ giúp khách hàng có được một nguồn doanh thu khủng trong kinh doanh. Tận dụng nhiều công cụ khác nhau trong marketing Với tính chất đặc trưng của một chiến lược marketing truyền thông tích hợp, doanh nghiệp thường có thể sử dụng nhiều công cụ marketing khác nhau. Không chỉ vậy, việc có thể tận dụng nhuần nhuyễn nhiều công cụ khác nhau sẽ giúp chiến lược marketing đạt được hiệu quả tốt nhất. Tăng độ nhận diện thương hiệu […]
Mô hình Marketing 4C là gì? Vì sao nó trở thành phương pháp hiệu quả hiện nay
Người làm marketing giỏi là có thể kết nối khách hàng và sản phẩm, và họ không thể bỏ qua mô hình marketing 4C. Mô hình 4C đã và đang tạo nên nhiều đột phá trong giải pháp markteing hiện nay. Vậy mô hình marketing 4C có gì đặc biệt, ứng dụng, triển khai mô hình 4C trong doanh nghiệp sẽ như thế nào? Hiệu quả ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! Marketing 4C là gì ? Được xem là giải pháp marketing hiệu qua. Bao gồm : Customer Solutions – Convenience – Customer cost – Cummunication ( Giải pháp dành cho khách hàng – Sự tiện lợi, thuận tiện – Khoản chi phí khách hàng chi trả – cách thức giao tiếp, truyền thông sản phẩm ). Mô hình 4C marketing là kết quả của việc mở rộng, phát triên mô hifng 4P của Robert F.Lauterborn. Ông đã phát triên và ứng dụng mô hình này từ năm 1990. Từ đó, tạo ra các giải pháp marketing hiệu quả, giúp kết nối khách hàng với doanh nghiệp và sản phẩm. 4C marketing tập trung vào nhu cầu khách hàng, đặt khách hàng là yếu tố tiên quyết trong mọi tôn chỉ và hoạt động kinh doanh. Trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp khi ứng dụng mô hình 4C sẽ có ý thức về insight khách hàng để có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng. Vì sao 4C marketing lại là phương pháp hiệu ? Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi áp dụng 4C đều không thể phủ nhận được những lợi ích mà nó mang lại : 4C là tiêu chí quan trọng nhất hỗ trợ quá trình thiết lập kế hoạch và đánh giá chiến lực marketing. Nhờ mô hình 4C mà các marketer có những điều chỉnh trong việc tối ưu hóa chiến lực của mình. 4C phân tích thương hiệu, nhận diện khách hàng. Giúp người làm marketing hiểu rõ quan điểm, về sở thích, nguyên tắc của thương hiệu và khách hàng. 4C trở thành cầu nối kết doanh nghiệp với những đối tượng khách hàng cụ thể. Triển khai thành công mô hình 4C giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách trong quảng cáo, tiếp thị và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Thông kê cho thấ, các doanh nghiệp khi ứng dụng thành công 4C marketing đều có doanh số tăng đang kể, gấp 2, gấp 3 lần so với thời điểm không áp dụng 4C. Cấu trúc mô hình 4C marketing Để hình thành nên sự thành công của 4C marketing phải nói đến 4 yếu tố cấu thành : Customer Solutions – giải pháp dành cho khách hàng Doanh nghiệp cần hiểu được chân dung khách hàng mục tiêu và nhu cầu, mong muốn, sở thích, nỗi đau của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm, dịch vụ liên […]
Những thuật ngữ thường dùng trong Facebook Ads
Thuật ngữ Facebook Ads giúp bạn tiếp thu kiến thức liên quan đến ngành quảng cáo nhanh chóng. Đông thời, nó cũng có thể giúp bạn biết cách thực hiện quảng cáo sao cho hiệu quả, tránh những rủi ro đang tiếc. Cùng tìm hiểu các thuật ngữ thường gặp trong Facebook Ads nhé! Thuật ngữ Facebook cơ bản về Fanpage Fanpage là một trong những kênh quảng cáo phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết những thuật ngữ cơ bản về quảng cáo của Fanpage. Dưới đây là danh sách những từ ngữ bạn cần biết Potential Reach – Một cách dễ hiểu potential reach là số lượng khách hàng tiềm năng có thể thấy được mẫu quảng cáo của bạn. Facebook dựa vào hai yếu tố là ngân sách và nhóm đối tượng mục tiêu mà quảng cáo của bạn hướng tới để hiển thị con số này. Placement – Thuật ngữ Facebook này để chỉ vị trí mà quảng cáo của bạn sẽ hiển thị. Hiện nay, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội này sẽ được đặt tại ba vị trí gồm: Newsfeed di động Newsfeed máy tính Cột phía bên phải của Newsfeed máy tính Newsfeed – Newsfeed là thuật ngữ dùng cho cả quảng cáo và người dùng Facebook bình thường. Nói một cách dễ hiểu thì Newsfeed dùng để chỉ bản tin trên tường của người dùng từ các tài khoản của bạn bè, người thân trên mạng xã hội. Bên cạnh đó cũng sẽ xuất hiện các tin quảng cáo từ các Fanpage mà người dùng theo dõi. Page Engagement – Thuật ngữ Facebook này hiện nay cực kỳ phổ biến để chỉ lượt tương tác của người dùng trên các mẫu quảng cáo. Các tương tác này gồm có like, comment, share, ấn “Đọc tiếp”, lượt xem video,… Page Engagement càng cao thì quảng cáo đó càng hiệu quả, khả năng có được khách hàng tiềm năng rất cao. Post Engagement – Thuật ngữ Facebook này để chỉ những hành động mà người dùng thực hiện trên mẫu quảng cáo. Ví dụ với những mẫu quảng cáo có gắn video, việc người dùng nhấn xem video được tính là một hành động. Nếu quảng cáo đó có gắn link tới web và người dùng nhấn vào để truy cập trang đích cụ thể thì được tính thêm một hành động nữa. Page Like – Page Like để chỉ lượt Like trong quá trình chạy quảng cáo. Lượng yêu thích này tới từ hai hình thức đó là từ nút Like tại các bài viết quảng cáo hoặc từ nút Like theo dõi Fanpage. Chỉ số này càng lớn tức là quảng cáo của bạn nhận được sự quan tâm của nhiều người dùng. Reach – Reach là thuật ngữ để chỉ số lượng người dùng nhìn thấy mẫu quảng cáo hay còn gọi là tiếp cận. Đối với quảng cáo tương tác, các lượt tiếp cận không bị tình phí. Việc tính […]
Những phương pháp nghiên cứu thị trường hiện nay
Nghiên cứu thị trường là quá trình được thực hiện trước khi ra mắt sản phẩm, là công cụ thiết yếu trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nghiên cứu thị trường chính xác là công việc gì ? Tại sao nghiên cứu thị trường lại quan trong đến vậy ? Có những phương pháp nghiên cứu thị trường nào được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé ! Nghiên cứu thị trường là gì? Nghiên cứu thị trường (Tiếng Anh: Marketing Research ) là chuỗi các hoạt động thu thập, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các thông tin thị trường với mục tiêu như sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu hiện tại của khách hàng mục tiêu,… để giải quyết cho các vấn đề của nhà quản lý hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường thường được diễn ra trong 3 giai đoạn: xuất hiện ý tưởng kinh doanh – chuẩn bị ra mắt sản phẩm/ chiến dịch truyền thông mới – kinh doanh không hiệu quả. Ở mỗi thời điểm khác nhau, việc nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu khác nhau. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro trong kinh doanh Nguyên lý “Đừng bán những gì bạn có, hay bán những thứ khách hàng cần” không còn quá xa lạ với những người làm kinh doanh. Sản phẩm là yếu tố chủ chốt, quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Khi bạn tập trung vào những gì mình có mà không quan tâm đến khách hàng cần gì, muốn gì thì sản phẩm của bạn có tốt đến mấy cũng chẳng thể kinh doanh hiệu quả. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải khốn đốn vì mắc phải sai lầm này. Vậy làm sao để biết liệu khách hàng có cần đến sản phẩm của bạn? Hay khách hang có những nhu cầu nào khác chưa được đáp ứng? Mức giá nào khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả? Để trả lời cho những cầu hỏi này thì việc bạn thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ là công cụ thiết thực giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng. Nghiên cứu thị trường giúp các nhà quản lý định hướng tốt Qua việc trả lời được những câu hỏi xoay quanh thị trường mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết lập những mục tiêu kinh doanh cũng như có những định hướng kinh doanh phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Như việc cần thay đổi điểm nào của sản phẩm hay cần sản xuất ra sản phẩm như nào, bán mức giá bao nhiêu sẽ đáp ứng thị trường mục tiêu? Việc thiết lập được mục tiêu và định hướng sản phẩm được tốt hơn, sẽ là tiền đề […]
Google Ads là gì ? Những thứ bạn nên biết trước khi bắt đầu tham gia lĩnh vực này
Ở thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, Google là công cụ tìm kiếm ưa chuộng nất. Trong trang công cụ này, bạn có cơ hội tiếp cận số lượng khách hàng lớn cho doanh nghiệp trên nền tảng số. Quảng cáo trên Google, hay còn gọi là Google Ads giúp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy google Ads là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! Google Ads là gì ? Google Ads là sản phẩm cung cấp dịch vụ quảng cáo trả tiền trên công cụ tìm kiếm Google’s Adword và quảng cáo hiển thị với Google’s Adsense. Kênh quảng cáo này được nhận định là mang về kết quả cao với chi phí được tối ưu. Lợi ích mà Google Ads mang lại cho khách hàng của họ là gì? Nó giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hiệu quả hơn. Nhờ các đặc trưng riêng, quảng cáo Google cho phép tiếp cận chính xác khách hàng theo tiêu chí, nhu cầu nhất định. Bạn có thể tạo chiến dịch quảng cáo theo nhiều hình thức khác nhau để tìm kiếm khách hàng, tăng chuyển đổi và doanh thu, mang về lợi nhuận. Đồng thời có tiếp thị bám đuôi bằng GDN hay xu hướng Google Shopping được ưa dùng gần đây. Các dạng quảng cáo Google Ads Có rất nhiều hình thức quảng cáo trên Google Ads. Bạn có thể liệt kê thành những loại hình sau: Google Search Ads Google Display Network Google’s Video Youtube Ads Gmail Ads Google Shopping Ads Remarketing list Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads Google Search Ads là hình thức quảng cáo có trả phí dựa trên các tiêu chí của Google sẽ có sự ưu tiên hiển thị cho vị trí quảng cáo. Giá thầu bạn sẵn sàng chi trả (có thể để Google tự auto bid giá hoặc được bạn thiết lập sẵn) Chất lượng của trang đích (đánh giá bằng điểm chất lượng từng từ khóa). Mỗi khi cần mua sản phẩm, dịch vụ gì, khách hàng thường tìm hiểu thông tin trước. Và đa phần người dùng đều có hành vi tìm kiếm Google cho mọi thắc mắc của mình. Chính vì hành vi này mà hình thức quảng cáo tìm kiếm Google Search vô cùng hiệu quả. Hình thức này giúp tiếp cận đến những người tìm kiếm từ khóa trên Google. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa, các mẫu quảng cáo được thiết lập tương ứng sẽ hiển thị. Google Display Network (GDN) Ads là gì? GDN giúp tăng độ nhận diện cho các doanh nghiệp trên diện rộng, kích thích tò mò và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, dịch vụ họ quan tâm. Đồng thời Google Display Network còn có tác dụng bám đuôi khách hàng (Retargeting) thông qua các Banner. Các Banner này được hiển thị trên các Website nằm trong mạng […]
Affiliate Marketing là gì ? Hướng đi mới đầy tham vọng cho người trẻ
Affiliate Marketing đã không còn là thuật ngữ quá xa lạ trong những năm gần đây tại thị trường Việt Nam. Không cần hoặc chỉ cần bỏ ra ít vốn cùng với đó là là một chiếc máy tính có thể kết nối với Internet là bạn đã có thể làm được rồi. Affiliate Marketing đang là một trong những xu hướng được lựa chọn thực hiện bởi nhiều người bởi tính tiềm năng mà thị trường mang lại. Vậy Affiliate Marketing là gì ? Mời bạn cùng Webnganh tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết bên dưới nhé ! 1. Affiliate Marketing là gì ? Affiliate Marketing còn có tên gọi khác bằng tiếng Việt là tiếp thị liên kết. Bằng việc người dùng click vào đường link cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cần được quảng bá thì bên thứ ba (tức là bạn) được sẽ nhận được tiền hoa hồng do doanh nghiệp trả. Chỉ cần kết nối với sản phẩm hoặc dịch vụ bởi một đường link sau đó đem đi quảng bá đến càng nhiều người càng tốt. Khi khách hàng lựa chọn mua hoặc sử dụng dịch vụ thì số tiền hoa hồng được trích ra từ doanh thu mà bạn đem đến cho doanh nghiệp sẽ được gửi lại cho bạn. Ngoài ra, số tiền hoa hồng được tạo ra cũng được xem như một khoản thu nhập thụ động bởi bạn không cần phải làm việc liên tục mà số tiền vẫn được đổ về tài khoản theo thời gian. Chính vì lý do đó nên ngày càng có nhiều người lựa chọn phương thức này để nâng cao thu nhập. Đây cũng là cách làm ít rủi ro và có lợi cho các bên tham gia 2. Affiliate Marketing gồm những bên nào ? Affiliate Marketing sẽ bao gồm các bên tham gia như: + Bên cung cấp – Merchant: Là những bên chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ thường là những doanh nghiệp, công ty,…trên nhiều lĩnh vực khác nhau + Bên phân phối – Publisher: Là những cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm mang sản phẩm và dịch vụ của bên cung cấp đến với khách hàng. Với mỗi sản phẩm và dịch vụ bán được thì bên phân phối sẽ được nhận tiền hoa hồng từ doanh thu mà sản phẩm mang lại + Khách hàng – Consumers: Là những cá nhân và đơn vị mua sản phẩm hoặc sử dụng các dịch vụ + Mạng lưới tiếp thị liên kết – Affiliate Network: là hệ thống chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của nhà cung cấp và bên phân phối. Nhiệm vụ chính là theo dõi, quản lý các bên có liên quan trong quá trình làm việc Chương trình tiếp thị liên kết – Affiliate Program: là hệ thống đem đến những chương trình tiếp thị liên kết được nhà cung cấp mang đến 3. […]
Content Pillar là gì ? Thông tin hữu ích về Content Pillar bạn cần biết
Khi bắt đầu triển khai các chiến dịch content marketing thì Content Pillar là một trong những cách hiệu quả hay được lựa chọn sử dụng. Đây là cách triển khai được đánh giá là khá đơn giản để giúp gia tăng cơ hội thành công của chiến dịch. Đối với các content marketing đặc biệt là trong lĩnh vực SEO thì content Pillar hay được ưu tiên sử dụng vì nó mang đến cho người dùng nhiều giá trị. Để hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của phương thức này thì mời bạn cùng Webnganh tham khảo bài viết “Content Pillar là gì ? Thông tin hữu ích về Content Pillar mà bạn cần biết” nhé ! 1. Khái niệm Content Pillar là gì ? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì Content Pillar được xem là một tập hợp bao gồm tất cả những nội dung chính sẽ được triển khai trên Website và các kênh truyền thông mạng xã hội của dự án content marketing. Một số người trong ngành thường hay xem nó là một sườn chủ đề được phát triển dựa vào big idea. Content Pillar sẽ mang đến sự nhất quán để tránh triển khai chiến dịch nội dung lan man từ đó giúp đạt được mục tiêu ban đầu của chiến dịch. Nói như vậy không có nghĩa là cứ áp dụng Content Pillar sẽ luôn đạt được hiệu quả mà ở một vài trường hợp nhất định, kết quả sau cùng vẫn có thể bị lệch hướng khỏi những dự tính ban đầu 2. Một số loại Content Pillar phổ biến thường gặp nhất Hiện nay có 3 loại Content Pillar phổ biến thường gặp nhất bao gồm: Pillar Page có nội dung x10, Subtopic Pillar Page, Resource Pillar Page. Trong đó: + Pillar Page có nội dung x10: Là những nội dung tốt hơn 10 lần so với kết quả xếp hạng tìm kiếm cao nhất của một số từ khóa nhất định. Nó đòi hỏi người triển khai phải nghiên cứu và khai thác sâu về một chủ đề nào đó theo dạng chuyên gia để có thể phân tích và khơi gợi cảm xúc cho người đọc. + Subtopic Pillar Page: Đây là phương thức triển khai các trang chính của chủ đề phụ nhằm đưa ra các giải pháp mang tính chất thay thế. Khi thực hiện chủ đề này yêu cầu người viết phải trình bài nội dung một cách chi tiết, cụ thể sao cho có thể giải quyết được vấn đề cho người đọc + Resource Pillar Page: Là phương thức xây dựng nội dung sao cho chúng được sắp xếp một cách trật tự và có tính liên kết với nhau nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến traffic và mức độ tương tác trực tiếp của trang 3. Lợi ích khi triển khai Content Pillar Content […]
Tất tần tật thông tin bạn nên biết về Content Angel
Đối với những người mới lần đầu tìm hiểu về ngành Content Marketing hoặc với những bạn đã và đang tiếp xúc với nghề thì khái niệm Content Angel đôi khi vẫn còn mới lạ. Content Angel được xem là một phương án tiếp cận những nội dung mới nhằm khắc phục tình trạng bí ý tưởng, không có những ý tưởng mới lạ độc đáo để triển khai. Đây cũng là phương pháp được nhiều Marketer áp dụng hiệu quả. Vậy Content Angle là gì ? Mời bạn cùng Webnganh tìm hiểu thông qua bài viết “tất tần tật thông tin về Content Angel” nhé ! 1. Khái niệm Content Angel là gì ? Content Angel được xem là một phương án tiếp cận nội dung hiệu quả khi nó tập trung vào một góc nhìn, chủ đề mới khi người thực hiện đang bị bí ý tưởng nhằm triển khai một dự án content nào đó. Bằng việc tham khảo những góc nhìn, ý tưởng và nhân vật khác nhau để đưa ra được định hướng về một nội dung nổi bật, khác biệt trước vô vàn nội dung xuất hiện ngoài kia. Mục đích chính vẫn là tạo ra được nội dung hấp dẫn “độc nhất vô nhị” để có thể tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả nhất. Một vài điểm về content Angel mà bạn có thể vận dụng để tạo ra nội dung hấp dẫn như: tạo niềm vui, sự bất ngờ, nỗi sợ hãi, tham vọng và sự đe doạ,…Cái bạn cần là làm sao để lồng ghép khéo léo những yếu tố kể trên để cho ra đời một nội dung đậm chất riêng theo ý mà doanh nghiệp mong muốn. Nhờ đó có thể kéo theo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ đến từ số đông khách hàng 2. Một số loại Content Angel tiêu biểu thu hút người đọc Content Angel có thể đem đến những lợi ích đặc biệt như ở trên đã đề cập. Có rất nhiều loại content angel dễ chiếm được cảm tình từ người đọc. Nhưng để nội dung có thể đạt hiệu quả cao nhất thì sẽ phải còn phụ thuộc vào những yếu tố của khách hàng, ngân sách, chi phí của doanh nghiệp bỏ ra cho dự án,…Một số loại Content Angel thu hút có thể kể đến như + Content Angel hướng dẫn cụ thể: Là loại content được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả. Dạng nội dung này thường tập trung vào hướng dẫn người dùng sử dụng sản phẩm hoặc các mẹo hay để thực hiện công việc nào đó trong đời sống. Đây chính là nội dung được khán giả quan tâm nhiều nhất vì họ thường gặp trong đời sống hàng ngày. Một số câu đại diện tiêu biểu như: “Làm thế nào” với những hướng dẫn cụ thể,… + Content Angel nêu rõ công dụng và lợi ích cho người đọc: Tiếp đến […]